Biện pháp thi công giã đá

Công ty TNHH Hanoi Vietnam giới thiệu quy trình vận hành sử dụng máy giàn giã đá JK6,JK5, JK8, CK1800, CK1500, CK2000.

Biện pháp thi công giã đá
Ép cọc bằng dàn giã đá

1.1. Giới thiệu chung về máy giàn giã đá JK6

1.1.1. Khái niệm chung về máy giàn giã đá JK6

Máy giàn giã đá thường được gọi là máy khoan đập cáp, có thể được thiết kế trên cơ sở máy bánh xích có thể di chuyển được.dạng máy đập cáp như hình trên (trang 14) được đặt cố định tại vị trí thi công, không thể di chuyển được.

1.1.2. Công dụng

Máy giàn giã đá được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng cầu đường,cảng biển,thủy điện,…Dùng để khoan tạo lỗ chủ yếu trong nền móng công trình.

1.1.3. Phân loại

  • Dựa vào công suất làm việc của động cơ
    • Công suất lớn 45-55KW : JK8
    • Công suất < 45KW : JK5, JK6
  • Dựa vào chiều sâu khoan lỗ:
    • 50 – 80m: JK8
    • <50m : JK5,JK6
  • Dựa vào đường kính lỗ
  • D1000,1200,1500mm: JK8
  • D800,1000,1200mm : JK5,JK6

1.1.4. Cấu tạo, đặc điểm và nguyên lý làm việc

a. Cấu tạo

1.Khung máy; 2.Bệ máy ; 3. Cơ cấu nâng hạ chùy; 4.Cáp kéo; 5.Thanh chống; 6.các Puli dẫn hướng; 7.Tháp Dàn; 8.Quả Trùy

Máy giàn giã đá có cấu tạo đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao,tùy vào độ sâu và đường kính lỗ khoan mà ta thay đổi kích thước trùy.Máy hoạt động nhờ cơ cấu nâng gồm động cơ,hộp số,tang cuốn cáp được điều khiển bằng các tay cần trên bệ máy.Các thanh chống,tháp giàn và khung máy đều được liên kết với nhau bằng các chốt.Đối vói tang sẽ có 2 bộ phạn đó là trục tang ( có bánh răng đầu trục và ống côn gắn chặt vào trục tang) và Ống tang ( có bánh đà và các bộ phận phụ khác).2 bộ phận này khi làm việc sẽ đồng thời làm việc khi ống côn được siết chặt vào vành trong bánh đà.

b. Nguyên lý làm việc

Máy hoạt động dựa trên cơ cấu nâng hạ quả chùy và hệ thống điều khiển tay cần.Tay cần gồm 2 tay là tay côn và tay phanh.Trên cơ cấu nâng gồm Động cơ được liên kết với trục ra của hộp số nhờ các thanh nhựa truyền động,đầu ra của hộp số sẽ được gắn với bánh nhỏ ăn khớp với bánh răng lớn của trục tang.

Sau khi khởi động động cơ động cơ sẽ truyền cho hộp số qua bánh răng nhỏ làm cho bánh răng lớn của trục tang quay.Quá trình giã sẽ chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: nâng chùy lên cao.Lúc này người điều khiển máy sẽ kéo tay côn về sau.làm siết chặt ống côn vào vành trong bánh đà.lúc này ống tang sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ cuốn cáp và nâng chùy lên cao.
  • Giai đoạn 2: sau khi chùy đạt 1 chiều cao nhất định.người điều khiển máy sẽ thả tay côn về phía trước lúc này côn sẽ nhả ra làm ống côn quay tự do,đồng thời quả chùy sẽ rơi tự do xuống nền đất.Người ta sẽ điều khiển tay côn liên tục tiến lùi để giã liên tục tạo thành lỗ khoan theo đường kính của quả chùy.Khi giã người ta sẽ cho thêm nước vào lỗ cần khoan để tạo độ mềm cho đất.
  • Giai đoạn 3: Khi đã giã đến 1 mức độ nhất định người ta sẽ thay chùy bằng ống múc phoi để đưa xuống dưới lỗ khoan đưa hết đất đá ra ngoài.Ống múc phoi được cấu tạo ở đầu ống là 2 cánh bướm.khi thả xuống cánh bướm sẽ mở ra đất đá sẽ lọt vào ống và khi đưa lên 2 cánh bướm này sẽ úp vào để đất đá không thẻ thoát ra ngoài.

Cứ làm việc liên tục như thế.nó sẽ tạo ra 1 lỗ khoan có chiều sâu và bán kính lỗ như yêu cầu đặt ra.

Trường hợp côn bị trượt hoặc mòn không giữ được ống tang quay thì có thể dùng tay phanh.Lúc này ta bóp chặt phanh kéo ra sau ép chặt má phanh vào bề mặt ngoài bánh đà giữ cho ống tang dừng lại.sau khi đã kéo chặt ta thả tay phanh ra, sẽ có 1 chốt giữ chặt cho phanh không bị trôi trượt ra phía trước.Sẽ có 1 tay gạt nhỏ trước tay côn nó sẽ gạt cái chốt ăn khớp vào ống tang giữ cho ống tang thêm cố định

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0906.601.755